Mít thái siêu sớm tại miền Nam là loại cây sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả như mong muốn bạn nên có những lưu ý cần thiết khi trồng cây.
Mít thái siêu sớm tại miền Nam là loại mít được biết đến vào những năm gần đây nhưng nhanh chóng được nhiều người ủng hộ, tin dùng và lựa chọn. Cây với đặc điểm nổi bật thường cho quả to, dễ chăm sóc, năng suất cao và có khả năng ra hoa kết trái quanh năm. Do đó nhiều người thường chọn loại cây này làm cây kinh tế cho gia đình. Tuy nhiên, khi trồng cây mít thái siêu sớm ở miền Nam bạn cần nên lưu ý những gì?
Một số lưu ý khi trồng cây mít thái siêu sớm tại miền Nam
Mít được xếp vào một trong những loại cây có thể mang đến hiệu quả kinh tế cao. Mít thái siêu sớm tại miền Nam dần đã trở thành tâm điểm chú ý của nhiều người. Bên cạnh đó, để có thể mang đến kết quả như mong muốn bạn cần nên quan tâm đến những vấn đề sau:
Chọn giống cây trồng
Đối với mít thái siêu sớm thì không nên sử dụng hạt nhân giống cây để tránh trường hợp cây bị lai giống và lâu cho trái. Nên sử dụng cây ghép để nhân giống, nên chọn những cây có đường kính từ 1-1,5 cm, với chiều cao cây trong khoảng 20-30 cm. Nên chọn những cây có lá đang trong giai đoạn già, bộ rễ tươi tốt, vết ghép tiếp hợp tốt.
Khoảng cách và thời vụ trồng cây
Thời vụ trồng cây: Thời điểm từ tháng 5 đến tháng 7 dương lịch có lẽ là khoảng thời gian thích hợp nhất để trồng cây, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Khoảng cách giữa các cây: Tùy theo đặc điểm từng loại cây mà ta có những cách trồng thích hợp. Riêng với giống mít siêu sớm có thể trồng với mật độ dày khoảng cách trong khoảng 6 m x 6 m. Khoảng thời gian từ khi trồng cho đến khi ra quả có thể từ 5-7 năm.
Trong quá trình trồng bạn cần nên đảm bảo khoảng cách giữa các cây với nhau để cây có thể phát triển một cách tốt nhất. Trung bình số cây nên trồng từ 200 – 210 cây /ha hoặc trồng với mật độ dày từ khoảng 290 – 300 cây/ha.
Cách trồng và chăm sóc cây
Cách trồng cây: Bầu sau khi được chuẩn bị sẽ tiến hành móc lỗ, cho vào và lấp đất. Nên sử dụng kéo để cắt ở đáy bầu để tạo điều kiện cho rễ cọc phát triển tốt. Với đất bạn có thể trộn thêm vào rơm, rạ, cỏ rác,… Như thế có thể giúp đất trở nên tươi tốt và cung cấp với nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.
Tưới nước cho cây: Cây sau khi được trồng xuống không nên để cây quá khô nên tưới nước thường xuyên trung bình trong khoảng từ 2-3 lần / tuần. Với những tháng sau nên tưới khoảng 2 lần/ tuần. Để tránh tình trạng úng cây, vào những ngày mưa bạn cần nên kiểm tra kênh rạch.
Nên tỉa cành và chọn lọc trái
Để cây có thể phát triển tự do cho đến khi cây cao 1 m và tiến hành tỉa cành và tạo tán cho cây. Đối với cây mít thái siêu sớm tại miền Nam mọi người có thể tỉa cành 3 lần / năm. Ở những cây trong thời kỳ thu hoạch bạn chỉ nên tỉa cành mỗi năm một lần.
Khi tỉa cành cần nên tập trung tỉa những cành sâu bệnh, cành khô, già và không có khả năng ra trái để cây phát triển tốt hơn. Việc tỉa cành vừa giúp tạo nên sự thông thoáng cho khu vườn, vừa có thể hạn chế được sâu bệnh có thể phát triển gây hại.
Bên cạnh đó, với những cây nhiều trái bạn có thể tỉa bớt những trái nhỏ, trái đeo để cây có thể tập trung nuôi trái tốt hơn. Từ đó, có thể cho ra trái đạt năng suất và tiêu chuẩn.
Một số bệnh có thể gây hại cho cây
Trên thị trường ngày nay mít thường mang lại giá trị kinh tế cao nên mọi người cần nên có những các phát hiện và xử lý kịp thời các bệnh có thể xảy ra. Với một số loại sâu bệnh thường xuất hiện trên cây mít như:Bệnh ruồi đục trái, bệnh thối trái, sâu đục thân, đục cành, bệnh thối gốc, chảy nhựa,.. Vì thế, ta cần nên kiểm tra, chăm sóc và có những cách phát hiện bệnh kịp thời để được chữa trị đúng cách.
Vậy tại miền Bắc thì Quý bà con sẽ trồng và chăm sóc mít thái siêu sớm như thế nào? Bà con cứ trồng và chăm sóc tương tự như miền Nam nhé vì khả năng chịu rét của cây mít thái khá tốt và hiện tại đã có nhiều nhà vườn thành công với mô hình trồng mít thái siêu sớm tại miền Bắc, mang lại thu nhập cao cho người trồng.