Banner header
SIÊU THỊ CÂY GIỐNG WELOFRAM

🍄  HẾT SẠCH NẤM HỒNG LÀ NHỜ BÍ QUYẾT NÀY 🍄 

 Diễm Lệ   |    Ngày 01/09/2023

Bệnh nấm hồng còn gọi là mốc hồng. Căn bệnh này phổ biến trên các loại cây ăn quả, trong đó có mít. Nấm hồng khiến cành quả chết khô, cây sinh trưởng kém, làm ảnh hưởng đến năng suất, thiệt hại nặng về kinh tế cho nhà nông. Vậy làm thế nào để phòng và trị nấm hồng nguy hiểm này? Cùng Welofarm tìm hiểu ngay trong bài viết hôm nay nhé.

1. Tìm hiểu về bệnh nấm hồng trên cây mít

1.1. Tác nhân gây bệnh nấm hồng

Nguyên nhân gây bệnh nấm hồng là do nấm có tên là Coricium salmonicolor gây ra. Khí hậu thời tiết nóng ẩm và có lượng mưa cao là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh mốc hồng. 

1.2. Biểu hiện của bệnh nấm hồng trên cây mít

Bệnh nấm hồng trên cây mít thường có tại các góc nhánh cây hay tồn đọng nước do mưa hoặc sương.

Triệu chứng ban đầu là xuất hiện một số đốm có màu hồng nhạt, nhẵn. Về sau những vết bệnh này bắt đầu phát triển mạnh hơn, dày hơn, có màu hồng đậm. Bề mặt vỏ cây phủ một lớp một màu hồng.

Cây mít bị nhiễm nấm hồng

Nếu không phát hiện kịp thời, nấm hồng sẽ phát triển rất nhanh. Nấm hồng chạy dọc theo cành và dần dần bao bọc hết tất cả cành trên cây.

1.3. Hậu quả của bệnh nấm hồng

Cây mít bị nhiễm bệnh nấm hồng không thể hút nước và dinh dưỡng, không thể quang hợp, dẫn đến rụng lá. Cành quả chết khô làm trái bị rụng non. Cây sinh trưởng kém, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng.

Mít bị rụng trái non

2. Cách phòng và trị nấm hồng trên cây mít

2.1. Cách trị nấm hồng: 

- Trên Thân: 

 20ml Thần Sấm + 20ml Siêu Áo Giáp. Quét trực tiếp lên vết bệnh. Có thể pha chung với thuốc sâu rầy

+ Quét 2 – 3 ngày/lần. Bệnh nặng có thể quét định kỳ mỗi ngày.

+ Giữ môi trường đất khô ráo. 

+ Ngăn ngừa nấm bệnh tấn công vào lá và những cây khỏe trong vườn: 1 lít Siêu Áo Giáp + 500 lít nước, phun ướt đều tán trong, ngoài và cả vết bệnh 

2.2. Cách ngừa bệnh nấm hồng

•    Quản lý nấm bệnh:  1 lít Siêu Áo Giáp + Sâu rầy + 500 lít nước --> Phun ướt đều tán cây, thân cây. 

- Định kỳ 7 - 10 ngày/lần nếu thời tiết ẩm thấp, 10 - 15 ngày/lần nếu thời tiết khô ráo.

- Quản lý độ ẩm: dọn dẹp rác, lá,… trong vườn. Cắt tỉa cành tạo độ thông thoáng cho cây

Trên đây là các bước để ngừa và trị Nấm Hồng trên cây Mít. Nếu thấy bài viết hữu ích thì đừng quên chia sẻ cho những nhà nông còn đang đau đầu với loại nấm hồng này nhé. 
 

💌 Còn nếu có bất kỳ thắc mắc nào, quý bà con hãy liên hệ ngay Hotline 0901.917.937 hoặc để lại tin nhắn bên dưới để được các chuyên viên của Welofarm giải đáp nhé!

Chia sẻ bài viết:
Viết bình luận của bạn:

Giỏ hàng

Gọi ngay
facebook Chat Facebook
Chat Zalo
map Bản đồ