Hiện nay, một số vùng sắp vào vụ sạ lúa Đông Xuân, đồng nghĩa với việc không còn chỗ cho rầy xanh trú ẩn. Từ đó, rầy sẽ tấn công mạnh vào các vườn sầu riêng xung quanh với mật số rầy cao, gây khó khăn trong phòng trị.
🔎 Rầy xanh thường trú ẩn trên đồng ruộng, trên lá lúa, trong các vết nứt, khe hở trên mặt ruộng. Khi di chuyển vào vườn sầu riêng, rầy có thể gây hại bất cứ giai đoạn nào của cây. Rầy có tính kháng thuốc mạnh, lại thích nghi rộng, có thể trú ẩn và gây hại trên tất cả các cây trong vườn nên rất khó trị dứt điểm.
1. Hậu quả khi sầu riêng bị rầy xanh tấn công
+ Rầy tấn công làm lá nhỏ, xoắn lại, nặng có thể rụng lá hàng loạt, khô cành, gây hiện tượng “chổi chà” trên sầu riêng làm cây mất sức sinh trưởng, thậm chí chết khi bị rầy đánh liên tiếp 3 cơi đọt
+ Ngoài ra, vết chích của rầy còn tạo điều kiện cho các loại nấm khuẩn tấn công
2. Biện pháp phòng trị rầy xanh trên sầu riêng
Mỗi cơi đọt, quý bà con cần quản lý rầy từ 2 – 3 lần.
+ Khi đọt non chuẩn bị nhú: 250gr Mãnh Tướng Diệt Rầy + 120ML Mãnh Tướng Diệt Sâu + 200L nước (1 phuy) để vừa quản lý rầy, vừa tiêu diệt các loại sâu hại như: sâu ăn đọt non, sâu đục thân,...
+ Sau khi phun cử quản lý, 2 – 3 ngày sau phải đi vườn & kiểm tra xem rầy và các đối tượng gây hại khác có tái xuất hiện hay không? Nếu xuất hiện thì lập tức phun lại, nếu không xuất hiện thì 5 – 7 ngày sau phun tiếp cử kiểm soát.
Trên đây là cách đề phòng dịch rầy xanh tấn công vào vườn sầu riêng trong vụ sạ lúa Đông Xuân, nếu bà con còn bất kỳ thắc mắc nào thì hãy gọi ngay vào Hotline 0901.917.937 để được tư vấn cụ thể.