Gần đây, đội ngũ kỹ thuật của Welofarm có dịp ghé thăm một vườn “MÍT ĐÔI” đã 27 tháng tuổi tại Thới Lai. “MÍT ĐÔI” có nghĩa là 2 gốc mít được trồng chung 1 mô. Vậy mô hình “MÍT ĐÔI” này có thực sự hiệu quả? Cùng Welofarm tìm hiểu qua bài viết hôm nay nhé
Mô hình “MÍT ĐÔI” có thực sự hiệu quả?
Có thể thấy trong hình, tuy vườn mít đã hơn 2 năm tuổi nhưng gốc mít lại kém phát triển, chỉ có thể làm trái được 1 bên. Vì sao lại như vậy? cùng điểm qua một số nhược điểm dễ thấy của mô hình 1 mô – 2 gốc:
- 2 gốc - tức là 2 “miệng ăn”, nhưng chỉ làm trái được 1 bên, tương đương thu hoạch 1 gốc. Sản lượng trái không tăng lên bao nhiêu mà tăng thêm chi phí đầu tư vì đến 2 “miệng ăn”.
- Cây không cân xứng về trọng tải khi mang trái vì cành mang trái chỉ mọc 1 bên
- 2 thân cạnh tranh về không gian sống, khiến cả 2 đều chậm lớn hoặc phát triển không đồng đều
Những năm đầu tiên khi bắt đầu cho trái, bà con sẽ thấy vườn trồng sầu riêng đôi/mít đôi có năng suất cao hơn. Nhưng khi cây lớn dần lên, cành cái và cây mẹ dần hoàn thiện thì mô hình MÍT ĐÔI/ SẦU RIÊNG ĐÔI sẽ không còn hiệu quả nữa.
VẬY NÊN BÀ CON LƯU Ý: KHÔNG NÊN TRỒNG MÔ HÌNH 2 GỐC VÀO 1 MÔ
Đối với sầu riêng, bà con có thể áp dụng mô hình: MỘT THÂN - 02 GỐC, tức gốc sầu riêng chính và kèm với một gốc sầu riêng thực sinh, được ghép vào da cây chính. Như vậy 2 bộ rễ chỉ nuôi một thân, phát huy tối đa sức sinh trưởng của cây và rất ít phát sinh thêm chi phí. Cây cũng không cạnh tranh với nhau về không gian sống.
Đối với mít, không nên áp dụng được MỘT THÂN - 02 GỐC vì mít khá khó ghép.
Trên đây là một vài quan điểm của Welofarm về mô hình 1 MÔ – 2 GỐC đối với sầu riêng và mít. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ quý bà con qua số Hotline 0901.917.937
Chúc bà con nhiều sức khỏe và có những vụ mùa bội thu.