Banner header
SIÊU THỊ CÂY GIỐNG WELOFRAM

VÌ SAO MÍT THÁI NỨT TRÁI - LÀM TỔN THẤT NẶNG NỀ CHO NHÀ NÔNG

 Diễm Lệ   |    Ngày 10/08/2023

Mít Thái là loại mít khá gẫn gũi với nông dân Việt Nam. Tuy đã được trồng lâu năm, có nhiều kinh nghiệm nhưng những vấn đề mà người nông dân gặp phải đối mặt khi trồng mít Thái là không ít.

Mít Thái hay bị bệnh nứt thân xì mủ, bị xơ đen, thối trái và đặc biệt là nứt trái lúc gần thu hoạch.

 

Trong nội dung bài viết hôm nay, Welofarm muốn đề cập về NGUYÊN NHÂN & CÁCH KHẮC PHỤC tình trạng NỨT TRÁI ở MÍT THÁI để quý bà con không bị tổn thất nặng nề bởi vấn đề này.

I. Nguyên Nhân Nứt Trái Mít Thái:

1.Yếu tố thời tiết:

- Thời tiết có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trái mít Thái. Thay đổi đột ngột về nhiệt độ, độ ẩm, đặc biệt là mưa bão liên tục có thể gây ra căng thẳng cho vỏ trái mít, dẫn đến việc nứt nẻ.

2.Phân bón không cân đối:

- Việc sử dụng phân bón không đúng cách hoặc không cân đối các chất dinh dưỡng cũng có thể gây ra tình trạng nứt trái ở mít Thái.

- Cụ thể là việc quá bà con hay lạm dụng phân hóa học NPK với chỉ số đạm cao như 30 - 10 - 10, ... dẫn đến tình trạng dư đạm, làm mỏng vỏ của mít Thái.

- Ngoài ra, trong quá trình nuôi trái, mít Thái cần rất nhiều những loại vi lượng để làm cứng cáp thành tế bào, cụ thể là Canxi và Bo. 2 nguyên tố này thường bị rửa trôi nhiều khi gặp mưa.

3.Nấm khuẩn, sâu rầy tấn công:

- Mít thái dễ bị nấm khuẩn và sâu rầy tấn công nếu không có phương pháp phòng trị thích hợp. Thường sâu rầy tấn công và để lại đường dẫn cho nấm khuẩn xâm nhập.

- Nấm khuẩn gây thối trái hoặc xơ đen làm ảnh hưởng đến chất lượng trái và góp phần gây ra hiện tượng nứt trái.

 

II. Giải Pháp Và Cách Phòng Tránh nứt trái ở mít Thái

1.Quản lý nước:

- Đảm bảo rằng cây mít Thái được cung cấp một lượng nước vừa đủ, cân bằng trong quá trình nuôi trái.

- Trường hợp mưa nhiều, quý bà con ở miền Tây chủ động tháo rảnh, hạ mực nước mương xuống. ở miền Đông, quý bà con tạo rảnh vật lý chủ động để giúp nước thoát theo rảnh, không chảy vào gốc mít gây dư nước.

2.Bón phân hợp lý cho mít Thái

- Bón phân có chỉ số đạm cân bằng vừa đủ như Hắc Kim Nano, các loại phân bón hữu cơ. Hạn chế đi phân hóa học

- Bổ sung vi lượng cho cây bằng cách tưới và phun Siêu Canixi Bo cho cây mít Thái trong quá trình nuôi trái. Trong giai đoạn nuôi trái, quý bà con phun Siêu Canxi Bo ít nhất 6 lần:

   + Lần 1: sau khi cây nhú cựa gà từ 2 - 3cm đều 70 - 80%

   + Lần 2: 7 ngày trước khi bông mít nở (trước khi bông mít chuyển sang màu vàng)

   + Lần 3: sau khi hình thành trái non

   + Lần 4 & 5: mỗi 20 ngày sau khi đậu trái non

3.Quản lý nấm khuẩn, sâu rầy:

- Nấm khuẩn: dùng Siêu Áo Giáp + Mít Xơ Đen phun định kỳ

- Sâu rầy: dùng thuốc sâu trong giai đoạn này cần lưu ý sử  dụng loại có tính mát, hạn chế tính nóng để không làm nám da của trái mít Thái khi còn non.

Nấm khuẩn và sâu rầy có thể pha chung với nhau theo nguyên tắc: thuốc bột pha trước, thuốc nước pha sau.

Bằng cách thực hiện các biện pháp phòng tránh và giải quyết vấn đề một cách cẩn thận, chúng ta có thể giúp cây mít Thái phát triển một cách khỏe mạnh và tránh tình trạng nứt trái không mong muốn.

 

Nếu trong quá trình chăm sóc có bất kỳ câu hỏi nào hoặc vấn đề gặp phải bà con chưa thể giải quyết được thì nhanh chóng liên hệ Welofarm theo Hotline: 0901.917.937. Chúng tôi sẽ hổ trợ quý bà con nhanh nhất với giải pháp hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho quý bà con.

 

Siêu Thị Cây Giống Welofamr - Cùng Nông Gia Hưng Thịnh!

Chia sẻ bài viết:
Viết bình luận của bạn:

Giỏ hàng

Gọi ngay
facebook Chat Facebook
Chat Zalo
map Bản đồ