Dìu đọt, chặn đọt hay đốt đọt- luôn là vấn đề khá đau đầu với hầu hết nông dân trồng sầu riêng. Vậy thời điểm nào cần chặn đọt sầu riêng? Chặn như thế nào? Thời điểm nào thì dìu đọt? Và có nên đốt đọt?
Cách Chặn Đọt Sầu Riêng:
Chặn đọt sầu riêng là cách dùng dinh dưỡng, chất điều hòa sinh trưởng để ức chế khả năng phát triển của đọt, làm giảm hoặc dừng sự phát triển của cơi đọt trong khoảng thời gian nhất định
👉 Thời điểm chặn đọt sầu riêng:
- Đang làm bông, cây đi đọt
- Sắp xổ nhụy cây đi đọt
- Sau xổ nhụy cây đi đọt
- Trái 20 ngày - Cây đi đọt
- Trái 45 ngày - 60 ngày cây đi đọt rất mạnh - Chặn đọt liên tục đến khi đứng đọt thì thôi
- Trái 80 ngày, cây đi đọt và có lá non
Cách chặn đọt sầu riêng:
1L Thiên Hương Nano Xanh + 1Kg Già Lá Rất Nhanh CR7 + 200-300L nước tùy tình trạng đi đọt, tùy thời tiết và khu vực.
Cách Dìu Đọt Sầu Riêng
Ngược lại, dìu đọt là dùng dinh dưỡng để thúc đẩy sự phát triển và tạo sự già hóa của lá, của cơi đọt nhanh hơn
👉 Thời điểm dìu đọt sầu riêng:
- Khi cuống bông dài từ 1 - 2cm, nếu thấy cây mẹ bị lá yếu hoặc muốn nuôi thêm 1 cơi đọt cho cây mẹ khỏe thì có thể tiến hành kéo đọt
Cách kéo đọt sầu riêng:
+ 0.5L Rồng Xanh Kéo Đọt + 0.5L Siêu Amino Sinh Học + 400L nước. Phun vào đọt cây mẹ, từ 5 - 7 ngày/lần.
⚠ Lưu ý: chỉ có 1 thời điểm để kéo đọt sầu riêng là lúc cuống bông dài từ 1 - 2cm. Dài hơn thì không nên kéo vì không kịp
- Khi trái từ 1kg trở lên nếu lá yếu hoặc mong muốn cho bộ lá khỏe thì có thể tiến hành dìu đọt. Tuy nhiên, chỉ nên dìu đọt cho sầu riêng Ri 6 và Sáu Hữu. Đối với sầu riêng Thái và MusangKing thì không nên dìu đọt trừ trường hợp rất đặc biệt được kỹ thuật viên tư vấn.
Có Nên Đốt Đọt Sầu Riêng
Đốt đọt là phương pháp dùng hóa chất làm rụng lá non trên cơi đọt mới. Đây là phương pháp không khuyến cáo áp dụng vì sẽ có những rủi ro: cháy lá, cạn kệt dinh dưỡng, khó phục hồi.
☎ Phương pháp chặn đọt chỉ mang tính tham khảo. Quý bà con hãy liên hệ với Welofarm qua Hotline 0901.917.937 để được tư vấn cụ thể cho từng vườn